Cây gió bầu là cây gì? Cây gió bầu hay cây Dó Bầu là cây nguồn gốc tạo ra gỗ trầm hương quý hiếm hiện nay. Cây gió bầu là loại cây có thân lớn có đường kính khoảng 60cm với màu xám, vỏ nhẵn, có hoa, ưa sống ở các khu rừng rậm nhiệt đới. Quá trình tạo nên trầm hương thế nào từ cây Dó Bầu? Cây gió bầu trầm hương có đặc điểm gì? Cùng An Gia Bảo đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Cây Dó Bầu là gì?
Cây Dó Bầu tên khoa học là Aquilaria crassna có thân cao, lá dài, thân cây màu xám đốm trắng, rất dễ trồng và thích hợp với các khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, gỗ Dó Bầu rất mềm và có màu trắng, thường ra hoa kết trái vào mùa hè từ tháng 3 đến tháng 6.
Cây Dó Bầu nếu trồng trong điều kiện bình thường là loại cây không có giá trị nhiều, gỗ mềm nên không thể sử dụng làm củi hoặc đồ nội thất, đó cũng là lý do nhiều người dân đổ xô đi trồng Dó Bầu bị vỡ mộng tiền tỷ.
Cây dó còn được gọi là cây trầm hương vì có khả năng tạo trầm trong điều kiện đặc biệt, trong quá trình phát triển gặp mưa bão hay các tác nhân ngoài tự nhiên làm thân cây bị thương, cây bị nhiễm một loại nấm mốc và tiết ra 1 chất nhựa thơm để kháng lại sự tấn công này. Qua hàng chục, trăm năm mà chất nhựa này tạo thành trầm hương.
Phân loại trong khoa học:
Giới | Plantae |
Bộ | Malvales |
Họ | Thymelaeaceae |
Phân họ | Thymelaeoideae |
Tông | Aquilarieae |
Chi | Aquilaria |
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 25 loại cây dó nhưng chỉ có khoảng 19 loại tạo được trầm hương:
1 – Aquilaria grandiflora Bth Trung QUốc
2 – A.sinensis Merr (A.chinesis) Trung QUốc
3 – A.yunnanensis.S.C.Huang Trung QUốc
4 – A.beccariana Van Tiegh Malaysia, Indonesia
5 – A.microcarpa Baill Malaysia, Indonesia
6 – A.hirta Ridl Malaysia, Indonesia, Singapore
7 – A.rostrata Ridl Malaysia
8 – A.subintegra Ding Hou Thailand
9 – A.malaccensis Lam Ấn Độ, Indonesia, Bhutan, Lào, Malaysia, Thailand
10 – A.moszkowskii Gill Indonesia
11 – A.cumingiana (Decne) Ridl Philippines
12 – A.filaria (Oken) Merr Philippines
13 – A.apiculata Merr Philippines
14 – A.acuminate Philippines
15 – A.crassna Pierrei ex Lecomte Việt Nam, Campuchia, Lào
16 – A.baillonii Pierrei ex Lecomte Việt Nam, Campuchia, Lào
17 – A.banaense P.H.Ho Việt Nam
18 – A.rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler Việt Nam
19 – A.khasiana H.Hallier Ấn Độ, Bhutan
Đặc điểm của cây gió bầu
Không giống bất kỳ loài cây nào trên thế giới, cây gió bầu trầm hương sở hữu những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Là loại cây gỗ lớn, độ cao trung bình phổ biến nhất là 15-25m.
- Thân cây có đường kính khoảng 60cm với màu xám, vỏ nhẵn.
- Gỗ cây gió bầu có phần bên trong lớp vỏ đó là thịt gỗ màu vàng nhạt.
- Chúng là loại cây lá đơn. Lá của chúng có hình bầu dục, hình trứng hoặc hình ngọn giáo.
- Lá cây gió bầu có phần mặt trên phiến lá nhẵn bóng và có màu xanh đậm.
- Mặt dưới lại có màu nhạt hơn và phần lông mềm.
- Không chỉ ở phần lá, cành non và phần cuống lá cũng có lông mềm.
- Vềhoa cây gió bầu, chúng thường mọc thành chùm ở nách lá. Chúng có hình chuông và có lông ở miệng.
- Ở Việt Nam, khoảng tháng 2-3 sẽ có hoa và đến khoảng tháng 6-7 dương lịch thì quả sẽ chín.
- Mỗi quả có từ 1-2 hạt. Hạt khi chín có màu nâu. Phần ngoài cứng, bên trong mềm và có tinh dầu nên không lưu trữ được lâu.
Lá cây Dó Bầu được dùng làm các loại trà trầm đặc biệt
Quả Dó Bầu
hình ảnh cây gió bầu khi còn nhỏ
Điều kiện để cây gió bầu sinh trưởng tốt
Để cây gió bầu phát triển và sinh trưởng tốt thì môi trường xung quanh cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ như sau:
- Về thời tiết: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25 độ C, lượng mưa từ >1500mm/năm tránh lụt úng trên 1 giờ, độ ẩm khoảng >80%.
- Về đất đai: Đất ẩm, tơi xốp, độ dày tầng đất trên 40cm,nhiều mùn. Cây sinh trưởng không tốt trên các loại đất đá vôi, cát hoặc ngập úng.
- Một số bệnh thường gặp ảnh hưởng đến cây gió bầu nên chú ý: Lở ở cổ rễ, thối thân, cháy lá, phấn trắng, sâu ăn lá, sâu đục thân,… cách khắc phục là sử dụng các loại thuốc đặc trị để hạn chế tác nhân của sâu bệnh.
Địa điểm phân bố của cây gió bầu
- Cây gió bầu thường phân bố ở Đông Nam Á và đảo New Guinea.
- Việt Nam được cho là có trữ lượng và chất lượng Trầm rất lớn.
- Ở nước ta, Dó Bầu phân bố tương đối rộng từ Bắc vào Nam. Trong đó, Khánh Hòa được xem là xứ sở trầm hương.
Ở Việt Nam cây Dó Bầu gồm có 3 loại phổ biến là Aquilaria crassna (dó núi), Aquilaria banaensae (Dó Bà Nà) và Aquilaria baillonii (Dó Baillon) phân bố tại các địa bàn như:
- Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
- Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa.
- Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.
- Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây gió dầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già. Nếu bạn thắc mắc cây gió bầu có trồng được ở miền bắc không thì câu trả lời chính là có.
Lợi ích kinh tế của cây Dó Bầu trầm hương
Làm tinh dầu trầm hương
Cây gió bầu sau khi tạo ra trầm thì toàn bộ thân, rễ, lá của cây Dó Bầu đều được sử dụng để chưng cất tinh dầu Trầm hương. Ngoài ra, với những cây gió tạo ra Trầm Hương thì giá trị của nó có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Tinh dầu từ Trầm Hương là một trong những sản phẩm đắt giá từ cây gió
Làm Sánh Trầm Hương
Một trong những lợi ích thường được khai thác từ Dó Bầu chính là Sánh Trầm Hương, Sánh là lớp mỏng trên thân cây Dó có chứa trầm hương, thường được dùng để xông hoặc làm thành các sản phẩm sánh ghép trầm hương.
Thực trạng vỡ mộng về cây gió bầu
Các lợi ích mà cây gió bầu mang lại không thể phủ nhận, người dân vì tin lời đồn cây này sẽ tạo trầm hương hoặc kỳ nam, bán ra thị trường có giá rất cao nên vào những năm của thập niên 2000 cho đến nay nhà nhà đổ xô trồng trầm.
Với giá mua cây giống rơi vào khoảng từ 3000đ đến khoảng 20.000đ một cây, người trồng vật lộn chăm sóc cây tỉ mỉ với hy vọng 10 – 20 năm sau, mỗi gốc gió bầu chỉ cần bán ra với giá khoảng 5-10 triệu đồng cũng có thể mang về bạc tỉ.
Trầm hương thường được hình thành trên cây gió bầu có tuổi đời từ 10-15 năm trở lên. Trên lý thuyết cây Dó Bầu trồng khoảng chừng 7 – 8 năm tuổi sẽ được khoan lỗ, bơm chế phẩm sinh học đợi vài năm sau Dó Bầu tạo trầm.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà khi kích thuốc sinh học để tạo trầm trong cây nhưng không thành công nên coi như cây chẳng còn giá trị nữa. Người trồng trầm phải bán đi với giá rẻ, vì gỗ của cây xốp, không có lõi nên chẳng có giá trị sử dụng gì nữa, chỉ dùng làm củi đốt. Ngoài ra trong quá trình trồng còn gặp gió bão làm gãy ngã cây, sâu bệnh dẫn đến thiệt hại đáng kể.
Qua bài viết trên, An Gia Bảo hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây gió bầu. Đồng thời, cũng cho thấy rằng đây là một loại cây vô cùng quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Vì thế, trước thực trạng khai thác cây Dó Bầu và lạm dụng nó để tạo ra Trầm Hương, chúng ta cần bảo vệ loại cây này.